Năm 2015: Cơ hội mới cho ngành dệt may

Xuất khẩu tăng trưởng ngoạn mục

 

Trong khối các nước xuất khẩu dệt may, năm 2014, với tốc độ tăng 19%, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng XK lớn nhất. Không chỉ tăng trưởng cao về tốc độ, XK dệt may còn tăng trưởng mạnh tại các thị trường trọng điểm như: Mỹ, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản... Trong đó, tăng trưởng XK dệt may cao nhất là thị trường Mỹ đã chạm mốc 10 tỷ USD. Tiếp đó là thị trường Hàn Quốc. Với thị trường Nhật Bản, Việt Nam là nước XK hàng dệt may có kim ngạch lớn thứ hai, sau Trung Quốc. Trong 5 nước XK hàng dệt may nhiều nhất sang Nhật Bản, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

Kim ngạch XK tăng cao, nhưng điều đáng mừng hơn đó là, trong XK dệt may, tỷ lệ FOB và ODM (XK hàng may mặc bao gồm cả thiết kế) đã tăng lên, giảm tỷ lệ gia công, nâng cao được giá trị gia tăng của sản phẩm- ông Hoàng Vệ Dũng- Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam - chia sẻ. Như vậy, năm 2014, với 24,5 tỷ USD kim ngạch XK, dệt may đã mang lại thặng dự thương mại 12 tỷ USD. Để có được những thành công này, theo ông Dũng là do tổng hợp từ nhiều yếu tố: Các DN dệt may Việt Nam bảo đảm được thời gian giao hàng, đáp ứng được các yếu tố về trách nhiệm xã hội, chính sách về lao động, sản phẩm có chất lượng tốt và giá cạnh tranh.

 

Phát triển thương hiệu- chiếm lĩnh thị trường trong nước

Thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ngành dệt may đã nỗ lực đầu tư cho sản xuất,

tích cực mở rộng kênh phân phối để chiếm lĩnh thị phần, đẩy lùi hàng nhập ngoại kém chất lượng. Và sản phẩm may mặc nội ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Những năm gần đây, hàng dệt may tiêu thụ nội địa tăng trung bình 10-15%/năm. Năm 2014, tiêu thụ nội địa hàng dệt may đạt 70 ngàn tỷ đồng, trong đó, doanh thu của Tập đoàn Dệt may Việt Nam và các đơn vị thành viên đạt 22 ngàn tỷ đồng.

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, năm 2014, ngành dệt may đã chú trọng nhiều hơn đến khâu thiết kế thời trang. Rất nhiều thương hiệu mới của dệt may Việt Nam đã ra đời, phục vụ người tiêu dùng trong nước. Điển hình là Tổng công ty Đức Giang đã liên tục tung ra các thương hiệu thời trang. Năm 2014, khi đã thành công với các thương hiệu cũ, Tổng công ty tiếp tục đưa ra thị trường thêm 2 thương hiệu thời trang cao cấp: thương hiệu “HERADG- Đẹp mãi với thời gian” và “S.pearl- Vẻ đẹp quyến rũ và trí tuệ”, được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Không kém cạnh, các đơn vị khác cũng đưa ra nhiều thương hiệu thời trang cao cấp, như: Grusz của May 10, Merriman của Hòa Thọ, Mattana của Nhà Bè… Ông Hoàng Vệ Dũng nhận định, đây là bước đi táo bạo của ngành dệt may, là sự biến đổi cả về lượng và chất, giúp người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn đối với sản phẩm dệt may Việt Nam chất lượng cao.

Bà Đặng Phương Dung - Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam:

Ngành dệt may phải tăng cường kêu gọi đầu tư vào các ngành phụ trợ, đặc biệt là dệt nhuộm hoàn tất để có thể tự túc được nguyên liệu. Cần chủ động tạo ra chuỗi cung ứng trong nước, phấn đấu tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 60-65%. Bên cạnh đó, phải tranh thủ được lợi thế của hội nhập để tạo ra sản phẩm cuối cùng có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh.

Năm 2015- Cơ hội để bứt phá

Sau 1,5 năm đàm phán, Việt Nam và Liên minh Hải quan gồm Nga, Belarus và Kazakhstan đã kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do, chuẩn bị ký kết vào đầu năm 2015. Điều này mở ra cơ hội cho hàng dệt may của Việt Nam vào 3 thị trường này rất thuận lợi, đặc biệt với mặt hàng dệt kim nhẹ. Bên cạnh đó, Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng đang vào giai đoạn nước rút và dự kiến, thời gian kết thúc các cuộc đàm phán cũng không còn xa. Hiện hơn 60% hàng dệt may của Việt Nam là XK sang Mỹ và Nhật Bản, trong đó, thuế suất trung bình cho hàng dệt may tại Mỹ trên 17%. Do đó, theo bà Đặng Phương Dung- Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp định TPP được ký kết sẽ thúc đẩy mạnh tăng trưởng XK dệt may vào 2 thị trường này.

Cùng với đó, các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương cũng là sức hút để đơn đặt hàng từ các quốc gia khác chuyển dịch về Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể tận dụng được cơ hội đó, ngành dệt may cần phải tăng tỷ lệ nội địa hóa, hình thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ thiết kế- nguyên phụ liệu- may- phân phối và phải cộng đồng trách nhiệm để xây dựng năng lực cạnh tranh của toàn chuỗi. Trong năm 2014, ngành dệt may đã đầu tư nhiều dự án phát triển theo chiều sâu, nhằm nâng cao giá trị gia tăng. Bên cạnh việc mở rộng các nhà máy may, ngành đã chú trọng đã phát triển thêm năng lực về sợi, dệt vải, khâu hoàn tất, đặc biệt là khâu cung ứng và thiết kế thời trang.

Theo các chuyên gia nước ngoài, hiện Việt Nam là quốc gia được đánh giá có năng lực cạnh tranh cao tại chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Và chọn Việt Nam làm Trung tâm sản xuất hàng dệt may XK đang là đích đến của nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Năm 2014, đã có gần 20 dự án FDI mới đầu tư vào lĩnh vực dệt may. Hiện tổng vốn FDI đầu tư vào ngành dệt may đạt trên 2 tỷ USD. "Với việc chiếm đến 60% kim ngạch XK, khối doanh nghiệp FDI là nhân tố quan trọng trong tăng trưởng XK dệt may. Như vậy, cùng với dư địa phát triển lớn đến từ thị trường thế giới, ngành dệt may có nhiều cơ hội bứt phát trong năm 2015"- bà Đặng Phương Dung khẳng định.

Bình luận

Truthnuch

Truthnuch - 05/23/2022 07:41:13

Encephalitis is a diffuse inflammation of the brain parenchyma and is often seen simultaneously with meningitis. Iuezse https://newfasttadalafil.com/ - Cialis For example Siu et al. generic cialis no prescription Cialis Nebenwirkungen 5mg Tcvbqr Macrobid 100mg Nitrofurantoin. Sale Macrobid Antibiotic Australia. Legally Macrobid Cod Accepted Medicine Without Dr Approval Lincolnshire Dqjmqo https://newfasttadalafil.com/ - Cialis

An

An - 11/13/2016 21:49:09

Test

Viết bình luận